4 bệnh lý về chân thường gặp ở trẻ em cần phục hồi chức năng

Chia sẻ trên:

Trẻ em có thể gặp các dị tật bẩm sinh và chấn thương ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp như bàn chân bẹt, bàn chân quặp, bong gân, trật khớp, đau gót chân,… Nhận biết những triệu chứng bệnh giúp bậc phụ huynh có thể phát hiện kịp thời các bệnh lý trên, hỗ trợ quá trình điều trị của trẻ.

1. Bàn chân bẹt

Trẻ trong độ tuổi 2 – 3 tuổi thường sẽ bắt đầu hình thành vòm bàn chân và hệ thống dây chằng, giúp cơ thể chịu lực tốt hơn, hạn chế phản lực từ mặt đất, giữ thăng bằng cho cơ thể. Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân bằng phẳng và không có độ lõm, là một dị tật có thể di truyền hoặc diễn ra do trẻ bị béo phì, gãy xương, rối loạn thần kinh, mang giày dép đế bằng hoặc đi chân đất,…

Những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng bàn chân bẹt: Bàn chân thiếu độ lõm vào, dấu chân không có chỗ khuyết; trẻ đi lại với tư thế chân chữ V, đầu gối xoay vào trong, cổ chân xoay vào trong hoặc ra ngoài; lâu dần có thể dẫn đến căng dây chằng, đau nhức ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân,…

Bậc phụ huynh cần cho trẻ thực hiện các bài tập cho người bàn chân bẹt từ sớm để hạn chế biến chứng như biến dạng bàn chân, cổ chân và làm lệch khớp gối; gặp khó khăn trong đi lại, dễ vấp ngã; ảnh hưởng đến tư thế và gây áp lực lên lưng, cổ.

Hình dạng dấu chân ở trẻ mắc tình trạng bàn chân bẹt

2. Bàn chân quặp

Bàn chân quặp là dị tật hình học gây ra các kiểu biến dạng chân như chân bị cong vào bên trong, chân bị lật ngược và xoay vào bên trong, đảo ngược phía sau bàn chân. Tình trạng này thường diễn ra ở chân của trẻ sơ sinh do những biến dạng trong quá trình phát triển của thai kỳ. Những yếu tố nguy cơ có thể gây áp lực lên tử cung và dẫn đến dị tật này là do di truyền, thai nhi bị dây rốn chèn ép, sự co kéo của màng ối, phụ nữ mang thai sử dụng các chất kích thích, bị đái tháo đường thai kỳ,…

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng bàn chân quặp ở trẻ là: Một hoặc cả hai bàn bàn chân bị cong quặp vào trong; bàn nhân có nếp nhăn sâu, vòm bàn chân sâu hơn bình thường; bàn chân, ngón chân, cẳng chân ngắn hơn bình thường; teo cơ ở cẳng chân; cứng mắt cá chân, hạn chế khả năng vận động của bàn chân.

Trẻ bị bàn chân khoèo cần được điều trị sớm khi xương vẫn còn mềm để tăng hiệu quả phục hồi. Bàn chân khoèo có thể có thể hạn chế khả năng vận động của trẻ, gây khó khăn cho việc đi lại và dẫn đến các cơn đau mạn tính, tăng nguy cơ viêm khớp khi trường thành. 

Triệu chứng bàn chân quặp ở trẻ

3. Bong gân và trật khớp

Bong gân là chấn thương mà dây chằng – dải mô liên kết nằm giữa xương và cơ – bị kéo căng quá mức hoặc bị rách, ảnh hưởng đến cử động, khả năng co duỗi khớp. Trong khi đó, trật khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng di chuyển của các đầu xương lệch ra khỏi vị trí khớp ban đầu. Bong gân và trật khớp là những tổn thương phổ biến do té ngã, tai nạn, đặt trẻ sai tư thế,…

Nhận biết các chấn thương này ở trẻ với các triệu chứng như đau nhói nghiêm trọng, đau dữ dội hơn khi ấn tay vào, cứng khớp khiến trẻ không thể cử động, khớp mất vững và có cảm giác lỏng lẻo, sưng viêm hoặc có thể bầm tím ở da. 

Các chấn thương này nếu không được trị liệu kịp thời có thể gây biến dạng khớp, khiến các khớp yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, nghiêm trọng hơn có thể chèn ép các dây thần kinh, mạch máu,… dẫn đến biến chứng cứng khớp, hoại tử. Cần cho trẻ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho cổ chân, đầu gối, cổ tay,… dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương.

Trẻ bị té ngã có thể gặp các chấn thương bong gân, trật khớp

4. Chứng đau gót chân

Các cơn đau gót chân ở trẻ có thường liên quan đến tình trạng đau tăng trưởng, chỉ tình trạng căng cơ bắp do quá trình phát triển nhanh của xương nhanh hơn so với cơ bắp. Nếu đau gót chân diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng, đó có thể là báo hiệu cho các bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm bao hoạt dịch, viêm tủy xương, hội chứng đường hầm cổ chân, đứt gân gót chân, gãy xương,… 

Bậc phụ huynh cần lưu ý nếu phát hiện những triệu chứng ở gót chân của trẻ như: đau gót chân, đặc biệt là vào cuối ngày và ban đêm hay khi chạy nhảy; sưng tấy quanh gót chân, da sau gót bị đỏ và nóng; tê, bỏng rát hay có cảm giác nhói như giật điện ở sau gót.

Thông thường, các cơn đau gót chân diễn ra do quá trình phát triển của trẻ và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu như đây dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp, trẻ có thể đau nhức trong thời gian dài, tăng nguy cơ chèn ép thần kinh và mạch máu gây cứng khớp, giảm khả năng vận động.

Bậc phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng đau nhức ở gót chân ở trẻ

Các bệnh lý về xương khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trong tương lai, cản trở vận động linh hoạt của khớp và tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Hãy đưa trẻ thăm khám và thực hiện các biện pháp cải thiện tích cực để đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ gặp các vấn đề về chân có thể đến với Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA để được chẩn đoán bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và tư vấn lộ trình phục hồi chức năng phù hợp với tình trạng của trẻ.

Đánh giá bài viết! post