4 nguyên tắc vàng cho bé ăn dặm lần đầu – Lưu lại ngay mẹ ơi!

Bé ăn dặm theo đúng lịch để cơ thể hoạt động khoa học, khỏe mạnh
Chia sẻ trên:

Dù là lần đầu làm mẹ hay đã có kinh nghiệm từ trước, mẹ vẫn không ngừng băn khoăn, lo lắng trong từng giai đoạn phát triển của bé. Đặc biệt nhất là khoảng thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm. Dưới đây là 4 nguyên tắc vàng ăn dặm mẹ có thể tham khảo để cảm thấy an tâm hơn khi chăm con.

Mẹ thường cảm thấy lo lắng khi cho bé ăn dặm lần đầu
Mẹ thường cảm thấy lo lắng khi cho bé ăn dặm lần đầu

1. Thời điểm ăn dặm

Theo hiệp hội Y khoa Anh Quốc, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi là phù hợp nhất. Bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, bé tự ăn và dần phát triển khả năng nhai và nuốt. 

Ngoài ra, trong giai đoạn này, cơ thể bé cần nhiều dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm khác nhau để cải thiện hơn cả về thể chất lẫn tư duy.

2. Lên lịch ăn dặm hợp lý

Trong 2 tuần đầu tiên, mẹ cho bé ăn dặm 1 bữa mỗi ngày để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần với thức ăn ngoài sữa mẹ. Sau đó, mẹ tăng lên 2 bữa ăn dặm mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ lên lịch ăn dặm cụ thể và tuân thủ theo đúng các mốc thời gian đã được thiết lập trước. Điều này giúp cơ thể bé hoạt động khoa học, hấp thu tối đa dưỡng chất và khỏe mạnh hơn. 

Bé ăn dặm theo đúng lịch để cơ thể hoạt động khoa học, khỏe mạnh
Bé ăn dặm theo đúng lịch để cơ thể hoạt động khoa học, khỏe mạnh

3. Phương pháp ăn dặm phù hợp với bé

Tùy theo thời gian biểu của mẹ và đinh hướng nuôi dạy bé, mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé nhà mình mẹ nhé! Mời mẹ tham khảo 3 phương pháp ăn dặm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Ăn dặm kiểu truyền thống: Trong giai đoạn đầu, mẹ xay nhuyễn bột cùng nhiều loại thức ăn khác nhau như: thịt, cá, rau, củ… để bé bắt đầu tập ăn dặm. Đến khi mọc răng, bé chuyển sang ăn cháo kèm với các thực phẩm xay nhuyễn khác. Phương pháp này giúp mẹ tiết kiệm thời gian, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, ăn dặm kiểu truyền thống làm hạn chế khả năng nhai nuốt, khả năng nhận biết của bé yêu, mẹ lưu ý nhé!
  • Ăn dặm kiểu Nhật: Mẹ chuẩn bị thức ăn riêng gồm đủ các nhóm dưỡng chất chính: tinh bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chế biến với độ thô phù hợp theo từng giai đoạn ăn của bé. Phương pháp này giúp bé làm quen hương vị của từng món ăn khác nhau, tăng khả năng nhai nuốt và nhận biết nhưng lại tốn nhiều thời gian, công sức của mẹ.
  • ĂN dặm BLW (Ăn dặm tự chỉ huy): Mẹ cung cấp loại thực phẩm và số lượng thức ăn tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của bé. Bé tự do khám phá hương vị của từng món ăn khác nhau, khéo léo hơn trong việc phối hợp các hành động của mắt, miệng và tay, đồng thời tăng phát triển trí não. Tuy nhiên, bé dễ bị hóc, nghẹn, nôn… khi bắt đầu tập ăn. Vì vậy, mẹ luôn bên cạnh theo dõi và đảm bảo an toàn cho bé mẹ nhé!
Mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé
Mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé

4. Thực đơn ăn dặm

Cơ thể của bé 6 tháng tuổi vô cùng nhạy cảm. Bé chưa thể ăn theo chế độ của bố và mẹ. Vì vậy, mẹ lên thực đơn ăn dặm phù hợp để bé có thể hấp thu tối đa dưỡng chất cần thiết và phát triển khỏe mạnh mẹ nhé!

  • Bắt đầu từ món ngọt đến món mặn: Trong những ngày đầu bé tập ăn dặm, mẹ chuẩn bị các món có vị ngọt từ bột yến mạch, bột gạo… kết hợp cùng rau củ bởi chúng có hương vị gần với sữa mẹ giúp cơ thể bé dễ tiếp nhận hơn. Sau đó, mẹ chuyển dần sang các món mặn có thịt, cá… chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bé.
  • Bắt đầu từ món loãng đến món đặc: Trước 6 tháng tuổi, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Nếu mẹ đột ngột cho bé ăn món đặc, hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, hoạt động hết công suất có thể khiến bé đau bụng, táo bón. Do đó, mẹ bắt đầu từ món ăn pha loãng để cơ thể bé làm quen dần rồi mới chế biến thức ăn với độ thô tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Bắt đầu từ ít đến nhiều: Hệ tiêu hóa của bé vô cùng nhạy cảm, non yếu. Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều trong thời gian đầu có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây nôn trớ, khiến bé sợ ăn, biếng ăn. Thế nên mẹ bắt đầu từ lượng thức ăn ít rồi tăng dần tùy theo nhu cầu của con mẹ nhé!
  • Cân đối các nhóm thực phẩm: Mẹ thay đổi thực đơn mỗi ngày để bé không bị nhàm chán nhưng vẫn phải duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cơ thể bé phát triển toàn diện.
  • Nêm muối đúng cách: Đối với bé dưới 1 tuổi, nhu cầu về muối chưa cao. Ngoài ra, thận bé chưa thực sự hoàn thiện, còn non yếu. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên thêm muối, mắm và dầu ăn trong thực đơn ăn dặm của bé. Mẹ có thể muối và dầu ăn dành riêng cho bé khi bé được 1 tuổi trở lên mẹ nhé!
Mẹ lên thực đơn ăn dặm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của bé
Mẹ lên thực đơn ăn dặm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của bé

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã hiểu rõ được Nguyên tắc vàng ăn dặm rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình chăm con, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại bình luận phía dưới đây để nhận được câu trả lời nhanh nhất có thể mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *