Tốc độ đường truyền wifi không ổn định, thường xuyên bị ngắt kết nối khiến bạn cảm thấy bực bội và khó chịu khi xử lý công việc hoặc giải trí trên mạng. Đừng quá lo lắng, bạn có thể thử 7 cách dưới đây để cải thiện tình trạng này ngay lập tức!
Nội dung bài viết
1. Tìm và đổi vị trí đặt Modem thích hợp hơn
Thông thường các hộ gia đình thường sử dụng thiết bị phát wifi là Modem wifi hoặc router wifi do nhà mạng cung cấp. Tuy nhiên, những thiết bị này không thể phát sóng đồng đều đến những vị trí xa hoặc cách tầng dẫn đến mạng chập chờn, dễ mất kết nối.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra lại vị trí đặt Modem và router xem đã hợp lý chưa dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nên đặt ở trên cao, thoáng và nằm ở trung tâm nhà.
- Tránh đặt ở góc nhà, cạnh tường vì có thể làm giảm tín hiệu phát sóng.
- Không nên để gần những vật dụng kim loại có tiết diện lớn.
- Tránh để cạnh các thiết bị gây nhiễu sóng như: điện thoại bàn, lò vi sóng,…
- Không nên đặt cạnh gương vì có thể dẫn đến phản tín hiệu.
Dựa trên những nguyên tắc trên, bạn có thể điều chỉnh lại vị trí Modem hoặc router để tín hiệu wifi tốt hơn.
2. Thay mới hoặc điều chỉnh ăng – ten của Modem
Ăng ten là yếu tố quan trọng quyết định mức độ phủ sóng wifi. Vì vậy, trong trường hợp mạng yếu thì bạn cũng cần cân nhắc phương án thay thế ăng – ten (không cần phải thay mới toàn bộ router).
Khi điều chỉnh ăng – ten, bạn cần lưu ý:
- Đặt ăng – ten theo chiều ngang để việc phủ sóng đến các tầng trong nhà sẽ dễ dàng hơn.
- Nếu router có 2 ăng – ten, hãy điều chỉnh một hướng lên trên và một hướng sang ngang.
- Nếu router có ăng – ten ngầm, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn để tìm ra tư thế tốt nhất cho thiết bị.
3. Lắp đặt thêm thiết bị lặp tín hiệu (Repeater)
Trong trường hợp nhà nhiều tầng hoặc không gian nhà rộng, nhiều tường hoặc vách ngăn thì dù thiết bị phát sóng mạnh nhưng khó đồng đều đến từng khu vực. Lúc này, bạn nên cân nhắc lắp đặt thêm repeater để tăng cường độ phủ sóng.
Các bước kiểm tra và lắp đặt repeater như sau:
- Tìm “vùng chết” wifi. Cách đơn giản nhất là thử sử dụng thiết bị kết nối mạng tại các khu vực trong gia đình. Ở đâu wifi chập chờn, hay bị ngắt thì đó là vùng chết wifi.
- Đặt bộ kích sóng tại vùng chết wifi và trong vùng phủ sóng của thiết bị phát sóng gốc, cụ thể là RSSI lớn hơn -70dBm.
- Kết nối nguồn cho thiết bị repeater và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý: Để xác định được RSSI, bạn có thể truy cập Wifi Analyzer trên Android sau đó chọn biểu tượng con mắt >> Signal Meter>> Mạng cần kiểm tra.
Các thiết bị Repeater hiện đang được VNPT trang bị miễn phí hoặc bán kèm giá siêu rẻ chỉ từ 20.000 đồng tùy theo gói cước. Nếu đang sử dụng gói mạng VNPT bạn có thể tìm hiểu thêm khuyến mại này bằng cách kết nối Hotline: 1800.1166 hoặc truy cập vào website: https://vnpt.com.vn/
4. Tắt kết nối không cần thiết
Một số hoạt động như: livestream, họp online, gọi video quốc tế, xem phim hoặc chơi game trực tuyến sẽ cần bằng thông lớn. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng gói cước không chuyên dụng cho những hoạt động này, hãy tạm ngắt các kết nối wifi của các thiết bị không cần thiết để giảm tình trạng chập chờn, ngắt sóng.
Hiện nay, các thiết bị phát wifi hiện đại đều được cài đặt chế độ Quality of Service (QoS) – Chất lượng dịch vụ cho phép người dùng thực hiện các hoạt động như:
- Cài đặt thứ tự ưu tiên kết nối của các ứng dụng.
- Giới hạn lượng băng thông cho từng ứng dụng.
Vì vậy, bạn có thể tận dụng tính năng này để không cần thực hiện thao tác ngắt – kết nối thủ công với từng thiết bị.
5. Đổi kênh tín hiệu Wifi
Mỗi router wifi sẽ hoạt động trên kênh khác nhau. Theo thói quen, nhiều kỹ thuật viên để kênh mặc định khi thiết lập wifi. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh tín hiệu trong cùng một kênh, làm giảm tốc độ đường truyền.
Để tránh tình trạng router không bị nhiễu sóng do cạnh tranh đồng kênh, bạn hãy thử thiết lập lại kênh phủ sóng theo các bước sau:
- Xác định kênh trống thông qua ứng dụng Wifi Analyzer trên Android hoặc inSSIDer trên laptop.
- Điều chỉnh chuyển kênh trên cấu hình modem để có wifi ổn định. Thông thường, hiện tượng nhiễu sóng đồng kênh thường xảy ra ở băng tần 2.4GHz.
6. Nâng cấp bộ phát wifi
Một thiết bị phát wifi tốt cần đảm bảo các yếu tố gồm:
- Đạt chuẩn kết nối 802.11n (Wireless N).
- Công suất phát lớn, khả năng điều chỉnh Tx từ 0 đến 20dBm.
- Có 2 râu phát sóng và độ lợi > 3dBi.
Thiết bị phát wifi này có độ phủ sóng rộng và khả năng phát sóng wifi xuyên tường mạnh mẽ. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra lại thiết bị wifi hiện có và cân nhắc nâng cấp loại router phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình và gia đình.
7. Nâng cấp gói cước
Wifi chập chờn, hay mất kết nối còn có thể do tốc độ đường truyền thấp, dung lượng băng thông nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng gói cước dung lượng nhỏ, hãy cân nhắc việc nâng cấp gói cước lớn hơn.
Nếu khách hàng có nhu cầu lắp mạng vnpt hải phòng hay lắp internet hà nội đều có thể liên hệ với số hotline 18001166 để được tư vấn và lắp đặt ngay trong ngày.
Hiện nay, VNPT đang triển khai xây dựng hàng loạt gói cước đa dạng đáp ứng theo nhu cầu từ học tập, làm việc đến vui chơi giải trí. Tốc độ đường truyền và dung lượng mạng đáp ứng cho nhu cầu kết nối cả trong nước và quốc tế.
Trên đây là một số mẹo gợi ý giúp tăng độ phủ sóng của wifi, hạn chế tình trạng mạng giật, lag trong quá trình sử dụng. Hy vọng sẽ giúp bạn có hệ thống mạng ổn định, nhanh và mượt mà ở tất cả các vị trí trong nhà.