Chiến lược marketing dược là gì? Các chiến lược marketing dược phổ biến hiện nay

Chiến lược marketing dược là gì 3
Chia sẻ trên:

Hiện nay, việc xây dựng chiến lược Marketing dược là vấn đề đang được chú trọng của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Để thực hiện chiến lược tiếp thị sản phẩm dược hiệu quả và đem lại những đột phá cho doanh nghiệp, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu những chiến lược marketing dược trong bài viết dưới đây.

Chiến lược marketing dược là gì 1

Chiến lược marketing dược là gì?

Chiến lược marketing dược là tổng hợp những quyết định, mục tiêu, hành động, cách thức thực hiện những công việc được xây dựng nhằm mục đích tiếp thị các loại dược phẩm hoặc để thu hút và thỏa mãn bệnh nhân về một loại thuốc hoặc liệu trình chăm sóc sức khỏe cụ thể.

Chiến lược marketing dược là gì 2

Các chiến lược marketing dược

Đặc thù thị trường thay đổi liên tục bởi sự ra đời của nhiều các loại thuốc với chức năng khác nhau, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng thích ứng với những kế hoạch được xây dựng chỉn chu, chi tiết. Một số chiến lược marketing dược được áp dụng phổ biến hiện nay như:

Xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ

Được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng, việc thực hiện xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ chất lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngành cung cấp/kinh doanh dược phẩm. Bởi người mua sẽ thực hiện giao dịch thông qua kênh trung gian như đại lý, cửa hàng thuốc, bệnh viện,… thay vì đơn vị sản xuất. Hiện nay, hệ thống phân phối được chia làm hai hình thức:

  • Bán hàng trực tiếp thông qua cửa hàng thuốc: Kênh phân phối phổ biến nhất, đảm bảo sản phẩm luôn được tiếp cận người dùng nhanh chóng, thuận tiện trên mọi giai đoạn phát triển của thuốc. 
  • Phân phối thông qua siêu thị thuốc: Mô hình phân phối phổ biến ở các nước trên thế giới, trên thị trường Việt Nam hiện nay phương pháp này vẫn còn tồn tại những hạn chế, cần định hướng rõ phương án đẩy bán, định vị thói quen người dùng trước khi áp dụng mô hình này. 

Quảng cáo

Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp là nước đi khôn ngoan khi muốn tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Với ngành dược, bạn nên tối ưu quảng cáo ở một số địa điểm mang lại chuyển đổi cao như: Bệnh viện, hiệu thuốc, phòng khám,… Và tích hợp mở rộng thông qua báo chí, truyền thông, mạng xã hội để mở rộng phạm vi khách hàng. 

Trưng bày sản phẩm phù hợp

Cũng giống như quảng cáo, hãy để những sản phẩm được đặt ở những nơi có đối tượng quan tâm cao. Sự xuất hiện được lặp lại sẽ để lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng, kích thích đối tượng khi có nhu cầu. 

Tạo hiệu ứng cộng đồng

Quảng bá thông qua các hoạt động cộng đồng với tiêu chí chăm sóc sức khỏe mang lại nhiều giá trị cao cho công chúng cũng như doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ công chúng sẽ nâng tầm thương hiệu, tăng khả năng đẩy bán sản phẩm hiệu quả.  

Chiến lược phòng thủ

Một trong những chiến lược giữ chân khách hàng, hạn chế tối đa những tác động tấn công từ đối thủ. Phương pháp này phù hợp với giai đoạn sản phẩm đang trên đà phát triển, những doanh nghiệp có sẵn tín nhiệm từ người dùng, vị thế trên thị trường thường sẽ sử dụng nhằm duy trì doanh số. 

Chiến lược marketing dược là gì 3

Các bước xây dựng chiến lược marketing dược

Để có chiến lược marketing dược đem lại hiệu quả tối ưu, bạn cần đảm bảo quy trình thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Tổng hợp thông tin: Nhân khẩu học, hành vi mua hàng, sở thích,… là nhiệm vụ bạn cần thực hiện ở bước này. Tạo dữ liệu để cung cấp sản phẩm đúng đối tượng. 

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được

Sử dụng các mô hình để nghiên cứu mục tiêu như SMART, 4P để định hình được những tài nguyên mình đang có và điểm cần cải thiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. 

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường qua mô hình SWOT là gợi ý cho bạn ở bước này, bên cạnh đó bạn cần nắm vững những số liệu của thị trường. Tránh gây ra những hậu quả lãng phí nguồn lực, đánh giá không sát với thực tế. 

Bước 4: Xây dựng chương trình marketing 4P

Marketing mix bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại), Place (Kênh phân phối) – Những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản phẩm đúng hướng, định hướng đúng đối tượng. 

Bước 5: Đánh giá hiệu quả chiến lược 

Từ những kết quả đạt được, bạn cần đảm bảo tiến độ, tỷ lệ mức độ thành công. Từ đó đưa ra những định hướng mới cho doanh nghiệp. 

Bên trên là những chia sẻ từ Pharmarketing về chiến lược marketing dược, hy vọng những thông tin giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này và có những định hướng nổi bật cho riêng mình. 

Nguồn: https://pharmarketing.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *