Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh khoẻ mạnh vào khoảng 36.5 – 37.5 độ C. Khi bị sốt, thân nhiệt của bé có thể lên tới 38 độ C, khi này mẹ cần có các biện pháp chăm sóc đúng cách để bé nhanh khỏi bệnh.
1. Giữ tâm lý bình tĩnh
Việc giữ tâm lý bình tĩnh là bí quyết đầu tiên để chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ. Trên thực tế, đa số các mẹ, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm chăm con đều rất lo lắng, căng thẳng khi con bị ốm. Tuy nhiên, sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể khắc phục hiệu quả ngay tại nhà nếu áp dụng đúng cách.
2. Đo nhiệt độ liên tục ở hậu môn
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ cần theo dõi thân nhiệt cho con liên tục khoảng 20 phút mỗi lần để biết con đang sốt bao nhiêu độ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc đo nhiệt độ ở vùng hậu môn sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, bố mẹ vẫn có thể kẹp nhiệt kế cho con ở vùng nách hoặc bẹn. Việc theo dõi thân nhiệt của bé sẽ giúp mẹ biết áp dụng các biện pháp hạ sốt đúng thời điểm.
3. Áp dụng các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc cho trẻ
Các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc cho trẻ sẽ áp dụng khi thân nhiệt của con ở mức tứ 38 – dưới 38.5 độ C, cụ thể:
- Dùng khăn ướt ấm (29 – 32°C) để chườm hoặc lau cơ thể bé, đặc biệt là ở vùng trán, bẹn và nách. Cách này hạ sốt này rất đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả tốt nên mẹ cần áp dụng liên tục cho con. Tuy nhiên, mẹ cần ngừng lau, chườm cho con khi thấy thân nhiệt bé đã giảm xuống dưới 38 độ C.
- Khi bị sốt, cơ thể trẻ bị mất nước rất nhanh, do đó mẹ cần tích cực bù nước cho con bằng nước lọc, sữa hoặc các loại nước trái cây (đối với bé trên 6 tháng tuổi).
- Để bé nằm trong phòng thoáng, nhiệt độ phòng lý tưởng là khoảng 28 – 30 độC. Tuyệt đối không ủ kín khi thân nhiệt con đang tăng cao.
- Cho con mặc quần áo và sử dụng tã bỉm mỏng, thoáng mát, dễ chịu.
- Trẻ sơ sinh bị sốt có thể được truyền nước hoặc dịch dưới sự chỉ định của bác sĩ.
4. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách, đúng thời điểm
Trẻ sơ sinh cần được uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38.5 độ C hoặc đã dùng các biện pháp nêu trên mà không có hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho con uống thuốc đúng loại, đúng liều dùng và đúng thời điểm và theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Thời điểm tốt nhất cho bé uống thuốc hạ sốt là sau khi con đã ăn no, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 tiếng. Acetaminophen (Paracetamol) là một trong những loại thuốc hạ sốt thường được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
5. Trẻ sơ sinh bị sốt cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt, mẹ cũng cần lưu ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của con. Để tăng sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh tật, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn bằng cách tăng cữ bú và lượng sữa bú mỗi lần. Với các bé đã ăn dặm thì mẹ có thể cho con ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Cùng với đó, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ, đa dạng dưỡng chất. Nhờ đó, sữa mẹ sẽ giàu dinh dưỡng hơn, hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh.
6. Đóng bỉm đúng cách cho bé.
Trên thực tế có rất nhiều phụ huynh thắc mắc có nên đóng bỉm khi trẻ bị sốt hay không. Về vấn đề này, các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ vẫn nên đóng bỉm cho bé nếu con sốt dưới 38.5 độ C. Khi này, mẹ chỉ nên lựa chọn loại bỉm mỏng, thoáng mát để giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ cần đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo sự thoải mái khi bé dùng bỉm, vì chỉ sốt thôi đã khiến con rất khó chịu rồi.
Trường hợp bé sốt cao, mẹ nên tạm bỏ bỉm để hạ sốt cho con. Khi này các biện pháp giữ vệ sinh thay thế như dùng khăn lót dưới giường có thể được áp dụng.
7. Đưa bé đi thăm khám bác sĩ
Với những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên chỉ có biểu hiện sốt nhẹ dưới 39 độ, không kèm theo bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khác thì mẹ nên theo dõi thêm từ 1 đến 3 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu trẻ vẫn còn sốt thì tốt nhất con cần đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được thăm khám khi bị sốt kèm các dấu hiệu nghiêm trọng như sau:
- Trẻ nằm mê man, ngủ li bì.
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc dữ dội.
- Xuất hiện các nốt phát ban trên da trẻ sơ sinh.
- Bé bị mất nước với các dấu hiệu điển hình như da khô, miệng khô, môi nẻ, khóc không có nước mắt hoặc tã không bị ẩm ướt trong thời gian dài.
Trên đây là 7 bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt mà mẹ nên ghi nhớ. Để đảm bảo an toàn và giúp con nhanh chóng khỏi bệnh, tốt nhất bé cần được đưa đi thăm khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và phác đồ điều trị đúng hướng.