Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi: Những điều có thể mẹ chưa biết

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày
Chia sẻ trên:

3 tháng tuổi là thời điểm trẻ có nhiều sự thay đổi về mọi mặt. Bao gồm thể chất, khả năng vận động, ngôn ngữ cũng như trí não. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần hiểu về sự phát triển của trẻ và lưu ý nhiều vấn đề trong việc chăm sóc trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển thuận lợi hơn và hạn chế đau ốm vặt. Vậy bạn biết gì về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi? 

1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi 

Thời điểm 3 tháng tuổi là thời điểm trẻ có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhất. Đây có thể coi là cột mốc quan trọng trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ, cần được mẹ quan tâm và chăm sóc đúng cách. Sự thay đổi đó thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:

  • Thể chất (cân nặng, chiều cao,…)
  • Khả năng vận động (chạy nhảy, cầm nắm,…)
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ 
  • Khả năng thể hiện cảm xúc và tương tác với xã hội
Trẻ 3 tháng tuổi có nhiều thay đổi về thể chất
Trẻ 3 tháng tuổi có nhiều thay đổi về thể chất

Những thay đổi này khá rõ rệt và là dấu hiệu tích cực cho thấy trẻ đang phát triển tốt. Cụ thể về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi như sau:

Thay đổi về thể chất

  • Cân nặng

Thông thường ở thời điểm 3 tháng tuổi, bé trai sẽ nặng khoảng 6,4kg. Còn bé gái nặng khoảng 5,8kg. Nếu không đạt được mức này thì bé thường bị thiếu cân, gầy gò. Còn nếu vượt quá mức này thì bé có nguy cơ bị béo phì. Mẹ nên chú ý để điều chỉnh lượng ăn của con. 

  • Chiều cao

Chiều cao của bé trai 3 tháng tuổi thường là 61,4 cm, còn bé gái là 59,8 cm. Đây là chiều cao trung bình mà các bé tối thiểu phải đạt được. Nếu bé vẫn chưa đạt được mức chiều cao này thì mẹ nên tìm cách tăng chiều cao cho bé. Ví dụ như uống sữa tăng chiều cao. 

  • Chu vi vòng đầu

Chu vi vòng đầu bé trai 3 tháng tuổi thường là 40,5 cm, đối với bé gái thì là 39,5 cm. Chu vi vòng đầu to hơn hay nhỏ hơn thì cũng đều mất cân xứng với cơ thể. 

  • Chu vi vòng ngực

Chu vi vòng ngực của trẻ 3 tháng tuổi sẽ nhỏ hơn 2cm so với chu vi vòng đầu. Tức là chu vi vòng ngực bé trai khoảng 38,5 cm. Còn chu vi vòng ngực bé gái sẽ là 37,5 cm. 

Thay đổi về khả năng vận động

  • Ở thời điểm 3 tháng tuổi, thông thường bé sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Cụ thể, bé có thể nâng đầu lên trong khi đang nằm ngửa. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2 – 5 phút tuỳ mỗi bé.
  • Bé có thể ngồi lên và giữ đầu dựng thẳng trong vòng vài phút nếu như có sự hỗ trợ từ bố mẹ. 
  • Khi nằm sấp bé có thể nâng đầu hoặc nâng ngực lên một mức độ nhất định bằng cánh tay của mình. 
  • Bé có thể duỗi chân, đá khi nằm sấp cũng như nằm ngửa. Bé càng khoẻ thì có thể đá chân càng mạnh.
  • Bé có thể mở và nắm lòng bàn tay một cách dễ dàng.
  • Bé có thể nhún chân khi ở trên bề mặt bằng phẳng. 
  • Bé bắt đầu có thói quen mút ngón tay, hay đưa tay lên miệng. Tốt nhất mẹ nên cho bé mang bao tay để tránh bé mút ngón tay. 
  • Bé bắt đầu có hứng thú và sờ vào các đồ vật xung quanh mình, nhất là các vật treo lủng lẳng. Điều này giúp bé cảm nhận hình dạng và chất liệu của đồ vật trực tiếp. 

Khi trẻ bước sang tháng thứ 3 và bắt đầu vận động nhiều thì mẹ cũng nên đổi từ tã dán sang tã quần cho con. Mẹ có thể tham khảo bài viết tã quần khác tã dán như thế nào để hiểu rõ sự khác biệt của hai sản phẩm này và đưa ra quyết định tốt nhất cho bé yêu nhé!

Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu tương tác với mọi thứ xung quanh
Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu tương tác với mọi thứ xung quanh

Thay đổi khả năng ngôn ngữ, thị giác và thính giác

  • Bé bắt đầu có thể sử dụng tay và mắt một cách linh hoạt và có thể phối hợp chúng với nhau. 
  • Bé bắt đầu nhận biết được người quen kể cả ở khoảng cách xa.
  • Bé có thể phản hồi lại tương tác của bố mẹ, có thể nhìn vào bố mẹ, bập bẹ môi và mỉm cười.
  • Bé bập bẹ một số âm tiết vô nghĩa nhưng đây là cơ sở cho việc phát âm sau này. Ngoài ra, trẻ cũng phản ứng và bắt chước âm thanh mà mình nghe thấy được (thường quay đầu về phía phát ra âm thanh và bắt chước theo).

Thay đổi về cảm xúc, tương tác xã hội 

  • Trẻ bắt đầu có cảm xúc vui buồn và hay cười khi bố mẹ tương tác với mình.
  • Trẻ thích chơi, hứng thú với đồ chơi xung quanh. Trẻ khóc lóc khi mọi người không để ý đến mình.
  • Trẻ giao tiếp bằng biểu cảm tốt hơn
  • Trẻ có thể bắt chước nét mặt của bố mẹ hay một số chuyển động trẻ thường thấy. 

2. Chăm sóc cho trẻ 3 tháng tuổi đúng cách 

Như những gì đã nhắc đến ở trên, trẻ 3 tháng tuổi có nhiều thay đổi về thể chất lẫn trí não. Chính vì thế nên bố mẹ cần chăm sóc đúng cách để giúp trẻ phát triển tốt nhất trong khoảng thời gian này. Cụ thể một số tiêu chí trong việc chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi như sau: 

  • Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng 

Bé 3 tháng tuổi có thể uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ có thể chọn sữa công thức để cho con ăn dặm thêm (nếu mẹ thiếu sữa) hoặc chỉ cho con ăn sữa mẹ (nếu sữa mẹ đủ cho con). 

Nếu chọn sữa công thức cho con thì mẹ nên cân nhắc chọn sữa có nguồn gốc rõ ràng. Đảm bảo thành phần tốt cho trẻ, không có các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, sữa không khiến trẻ dậy thì sớm,…

  • Chế độ ngủ

Đảm bảo cho bé 3 tháng tuổi ngủ đủ 7 – 8 tiếng. Không nên cho trẻ ngủ nhiều quá hay ít quá vì đều sẽ không tốt, khiến cho trẻ lười vận động, hay ủ rũ và kém sức sống.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Tập thói quen ngủ và bú cho trẻ

Đối với trẻ 3 tháng tuổi thì mẹ đã có thể bắt đầu cho con đi vào “guồng quay” sinh hoạt đúng quy cách hơn. Ví dụ như cho con chơi nhiều hơn vào ban ngày và để con ngủ đúng giấc vào ban đêm giống gia đình.

  • Chơi với trẻ thường xuyên

Trẻ 3 tháng tuổi thích tương tác với bố mẹ và bắt đầu học hỏi cách cầm nắm, cách giao tiếp ánh mắt với những người xung quanh. Chính vì thế nên bố mẹ hãy chơi với con thường xuyên. Những trò chơi phổ biến có thể kể đến như: Cho trẻ cầm nắm đồ vật, nói chuyện với trẻ, di chuyển chân bé như đạp xe đạp, đọc sách cho bé nghe, cho bé nhìn hình cách đồ vật,…

  • Thay bỉm đúng cách

Bé ở giai đoạn 3 tháng tuổi bắt đầu có nhu cầu bú và tiểu tiện nhiều hơn. Vì vậy mẹ cũng nên lưu ý thay tã cho con đúng lúc để tránh tràn bỉm gây ấm ướt và hăm da con. Nếu mẹ chưa nắm rõ thời gian nên thay bỉm thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ về bỉm quần dùng được mấy tiếng nhé!

Trên đây là tất tần tật thông tin về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý khi chăm sóc mẹ bỉm nên quan tâm. Hiểu được sự thay đổi của trẻ sẽ giúp việc chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh cho trẻ bị stress đau ốm liên tục. Chúc các mẹ chăm sóc con tốt nhất có thể!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *